Bác sĩ chuyên khoa và những điều bạn cần biết

Khi bạn gặp các vấn đề về sức khỏe, việc tìm đến bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết. Bác sĩ chuyên khoa là những người có trình độ chuyên môn cao trong một lĩnh vực y khoa cụ thể, chẳng hạn như nội khoa, nhi khoa, phẫu thuật, sản phụ khoa, tim mạch, hoặc ung thư. Họ có thể chẩn đoán và điều trị chính xác các vấn đề sức khỏe của bạn, giúp bạn nhanh chóng hồi phục.

Bác sĩ chuyên khoa là gì?

Bác sĩ chuyên khoa là những người đã hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ tại môi trường đại học, sau đó tiếp tục học thêm chuyên khoa để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Tại Việt Nam, một người học Đại học các chuyên ngành liên quan đến Y khoa trong 6 năm, thì lúc tốt nghiệp, người đó đã là bác sĩ nhưng vẫn chưa được hành nghề. Sau khi học thêm khoảng 18 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề thì các “bác sĩ tập sự” này mới chính thức được chữa bệnh cho người dân. Cần ít nhất phải từ 2-4 năm để đào tạo chuyên sâu, và trau dồi thêm kiến thức trong quá trình thực hành, làm việc.

Bác sĩ chuyên khoa được chia thành 2 cấp độ:

  • Bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCKI): BSCKI là những bác sĩ sau khi tốt nghiệp đại học y khoa phải học thêm 2 năm chuyên khoa.
  • Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII): Để trở thành BSCKII, BSCKI hoặc thạc sĩ phải đăng kí vào đúng chuyên nghành đã được đào tạo ở CKI và học thêm 2 năm chuyên khoa 2 để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2.

Bác sĩ chuyên khoa 1

Để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1, người đó phải học xong 6 năm đại học y, làm 18 tháng nội trú tại các cơ sở y tế để được cấp chứng chỉ hành nghề, thi đỗ kì thi tuyển chọn bác sĩ chuyên khoa 1 và học thêm 2 năm chuyên khoa. Sau đó, phải thi và bảo vệ thành công một đề tài chuyên khoa để được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa 1.

Tuy nhiên, ngày 30-12-2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1-1-2024: rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành...

Đồng thời, luật số 15/2023/QH15 khám bệnh, chữa bệnh của Quốc hội có hiệu lực từ 1/1/2024, trong đó quy định chuyển tiếp về chuyển đổi chứng chỉ hành nghề sang giấy phép hành nghề.

Như vậy, hiện nay, một sinh viên tốt nghiệp trường Y cần học ít nhất là 3 năm học sau đại học để lấy chứng chỉ BSCKI. Điều kiện học có độ tuổi là nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi.

Bác sĩ chuyên khoa 1 có thể khám và chữa các bệnh liên quan đến lĩnh vực mà họ đã học, ví dụ như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa, da liễu, thần kinh...

Bác sĩ chuyên khoa 2

Chương trình đào tạo BSCKII:

  • Thời gian đào tạo: 2 năm
  • Hình thức đào tạo: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Độ tuổi: Giới hạn nữ giới không quá 50 tuổi và nam giới không quá 55 tuổi.

Căn cứ Công văn 622/BYT-K2ĐT, để được tuyển sinh bằng bác sĩ chuyên khoa 2, thí sinh dự thi phải:

  • Có bằng tốt nghiệp chuyên khoa 1 hoặc bằng thạc sĩ đăng ký vào đúng ngành/chuyên ngành đã được đào tạo ở chuyên khoa 1, thạc sĩ.
  • Thâm niên chuyên môn: Phải tốt nghiệp chuyên khoa 1 hoặc phải có thời gian 36 tháng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (áp dụng với các lĩnh vực yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề)

Câu hỏi liên quan

Phân biệt bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa?

Bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo dành cho các sinh viên vừa tốt nghiệp loại khá tại các trường Đại học Y có nhu cầu học cao hơn. Điểm cần lưu ý đó là mỗi một sinh viên y khoa chỉ được đăng ký thi bác sĩ nội trú duy nhất một lần trong đời với nhiều điều kiện khắt khe. Quá trình học bác sĩ nội trú diễn ra trong vòng 3 năm. Và khi tốt nghiệp, bác sĩ sẽ có 2 bằng: 1 bằng thạc sĩ và 1 bằng bác sĩ nội trú.

Bác sĩ chuyên khoa là bác sĩ y khoa được đào tạo nâng cao trong một lĩnh vực cụ thể như sản khoa, nhi khoa, da liễu .... cần ít nhất 2-3 năm để đào tạo chuyên sâu và trau dồi kiến thức trong quá trình thực hành, làm việc tại các cơ sở y tế .

Như vậy, bác sĩ chuyên khoa 1 là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực hành lâm sàng chuyên về một lĩnh vực và có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú.

Bác sĩ chuyên khoa học mấy năm?

Để có bằng BSCK1, bác sĩ cần gần 10 năm học tập. Và để có bằng BSCK2, bác sĩ cần khoảng 12 năm. Trong quá trình học tập và hành nghề các bác sĩ luôn cần có những bài báo cáo, luận án, sát hạch .... để trau dồi và cập nhật kiến thức, nâng cao kĩ năng.

Bác sĩ chuyên khoa 1 và thạc sĩ

Bác sĩ chuyên khoa 1 có được coi là ngang với thạc sĩ không? Câu trả lời là . Bên cạnh đó, bác sĩ có bằng thạc sĩ có thể chuyển đổi thành BSCKI nếu có công văn cử đi học chuyển đổi của cơ quan quản lí và hoàn thành các môn học, bảo vệ luận văn, kì thi theo đúng quy định của bộ y tế.

Điểm khác biệt giữa bác sĩ chuyên khoa 1 và thạc sĩ?

  • BSCKI là những người có trình độ chuyên môn và thực hành sâu về lâm sàng, chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể trong ngành y.
  • Thạc sĩ là những bác sĩ theo đuổi nghành học thiên về nghiên cứu, được tiếp xúc chuyên môn cao với kĩ năng mở rộng. Thiên về hướng nghiên và cứu giảng dạy.

Bác sĩ chuyên khoa 2 và tiến sĩ

BSCKII là các bác sĩ chuyên khoa 1 được đào tạo sâu hơn, nâng cao hơn cộng thêm khả năng nghiên cứu của thạc sĩ trong khoảng 2 năm. Để tốt nghiệp BSCKII thì bác sĩ phải trải qua nhiều kì thi, luận văn và khóa luận tốt nghiệp.

Chương trình học tiến sĩ dành cho đối tượng nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ, bằng bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa cấp 2. Khi thi đỗ kì thi tuyển, nghiên cứu sinh cần ít nhất 3 năm học. Sau khi trở thành Tiến sĩ y học, tiến sĩ có thể học nâng cao lên thành phó giáo sư, giáo sư.

Khi gặp vấn đề về sức khỏe, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Hãy lựa chọn bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và uy tín nhé.

Share this post

Loading...